mic
  • RSS
  • Đăng nhập
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Thông báo
  • Tuyển sinh năm học 2022 - 2023
  • Văn bản - Công văn - Công khai
  • Gương mặt THCS Trương Công Giai
  • Trải nghiệm - Sáng tạo
  • Góc thư viện
  • Theo dòng lịch sử
  • Góc Phụ huynh
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
  • Tin tức - Thông báo
    • Hoạt động Dạy - Học
    • Hoạt động NGLL
    • Phòng chống dịch bệnh
    • Tin nhà trường
  • Tuyển sinh năm học 2022 - 2023
  • Văn bản - Công văn - Công khai
  • Gương mặt THCS Trương Công Giai
  • Trải nghiệm - Sáng tạo
  • Góc thư viện
    • Văn bản chỉ đạo
    • Văn bản thư viện của trường
    • Sách online
    • Cảm nhận - suy ngẫm
  • Theo dòng lịch sử
  • Góc Phụ huynh
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Giới thiệu
Thứ 5, 08/07/2021 | 14:01
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THƯỢNG THƯ TIẾN SĨ TRƯƠNG CÔNG GIAI (1665 – 1728)

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

 Ngày 19/5/2021, UBND Quận Cầu Giấy đã ra quyết định số 689 thành lập Trường THCS Trương Công Giai. Ngôi trường mới được vinh dự mang tên của danh nhân đất Việt – một trong những Tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, một vị quan suốt đời liêm khiết, yêu nước, thương dân; một trong những Hiệu trưởng của trường Quốc tử giám, có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Đó cũng chính là niềm tự hào, tạo động lực đề nhà trường quyết tâm xây dựng một trường học hạnh phúc, nơi kiến tạo hành trang tương lai của các thế hệ học trò.

THƯỢNG THƯ TIẾN SĨ TRƯƠNG CÔNG GIAI

(1665 – 1728)

🔹 Thượng Thư Tiến Sỹ, Tế Tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai sinh Ngày 19 tháng 11, năm Ất Tỵ, 1665, tại Thiên Kiện sở, nay là xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa thi năm Ất Sửu, 1685, niên hiệu Chính Hòa thứ sáu, đời vua Lê Hy Tông. Trong bảng vàng, tên đứng thứ nhất, đỗ tiến sĩ khi mới 20 tuổi, ông là một trong 13 tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến và cũng là một trong những vị Tế tửu Quốc Tử Giám, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, được Triều đình nhà Lê khắc tên trên bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

🔹Trương Công Giai sinh thời trong hoàn cảnh nhà Lê đã giành lại ngôi báu từ nhà Mạc; nhờ Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm và nhiều cựu thần khác. Ngai vàng của nhà Lê đã được dựng lại, nhưng cũng từ đây cuộc nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc lại tiếp tục diễn ra.

🔹 Theo các giai thoại còn lưu truyền đến ngày nay, Thượng Thư Tiến Sỹ Trương Công Giai lúc nhỏ được người đương thời gọi là thần đồng bởi học tài, thông kinh thấu chữ, ứng xử tài hoa. Vốn được người cha là Ông Trương Chí Tường, một danh y nổi tiếng gần xa dạy bảo, cho học hành chu tất. Vốn là người thông minh nhạy cảm, không cứ là thượng quan hay thứ dân, ai hỏi gì đều lễ phép đáp lời trôi chảy khiến ai cũng dễ hiểu, càng thêm cảm mến và tin yêu.

Con trai trưởng của Ông Trương Công Giai là Triều liệt Đại phu Quan Tiến lộc Trương Luận Xuyên đã cung kính chép về người cha của mình như sau: “ Ông có phong thái đoan trang kỳ vĩ, thần thái ung dung, mặt tựa tô son, mắt sáng thấu suốt, đứng ngồi đĩnh đạc, thế ngồi tựa như rồng phượng trên cây, ngọc giữa rừng ngọc dao trên núi trọc, tư chất cương trực, nhân từ, hòa mục, cần kiệm, thanh cao. Đường lập chí nhờ ở đức, hành nghĩa dựa vào nhân, lại sáng suốt hết mình vì việc công. Lúc thiếu thời còn có hiệu là thần đồng, khi lớn lên có phong thái của kẻ đôn nho, dốc lòng theo đạo Khổng. Ông làm quan trong sạch, cần cù. Lấy lòng hiếu đễ thờ cha mẹ, lấy nghiêm khắc giữ nếp nhà. Thờ vua tận tụy, trung thành, với dòng tộc thì hòa mục, kính yêu, với đồng nghiệp thì tin cậy, nêu cao sự tốt đẹp, đàn hặc điều xấu, luôn cất cử người có khả năng, việc quan luôn tránh sự hiềm khích, trong triều ngoài nội đều giữ tiếng khen. Thực đáng người hiền, tiếng thơm lưu truyền hậu thế”.

🔹 Sau khi thi đỗ Tiến sĩ, Trương Công Giai được vua Lê chúa Trịnh bổ nhiệm, ban cho nhiều tước vị cao như: Nhập thị kinh diên (tức võ quan có công với triều đình). Chức Quyền Lễ bộ sự được giải quyết mọi việc hành chính sự vụ của bộ Lễ. Chức Thự trung thư kiêm Quốc Tử Giám tế tửu. Tước Lỵ quận công (chỉ ban cho những người ngoài hoàng tộc có nhiều vinh hạnh). Trong triều đình xưa, tam Thái và tam Thiếu là hai hàm quan cao nhất. Tam Thái gồm: Thái sư, Thái phó và Thái bảo. Tam Thiếu gồm: Thiếu sư, Thiếu phó và Thiếu bảo. Với hàm Thiếu bảo, Trương Công Giai là quan thuộc hàm thứ hai, chức vị thứ 6 trong triều đình.

🔹 Trải qua 43 năm liên tục cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước, phục vụ bốn đời vua Lê, ba đời chúa Trịnh. Trương Công Giai làm quan, phục vụ đất nước trải qua nhiều trọng trách khác nhau, từ Tự khanh, Đô ngự sử đến chức Công bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, được phong tặng tước Lỵ Quận công, khi mất được tặng hàm Thiếu bảo. Đặc biệt, ông có thời gian dài kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám (tức Hiệu trưởng), có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

🔹 Trong sách Lịch triều tạp kỷ lại ghi: Tháng 3 năm Đinh Hợi, 1707 phong Tự khanh Trương Công Giai làm chức Công bộ Hữu thị lang.

🔹 Tháng 3 năm Tân Mão, 1711, Trương Công Giai giữ chức Phó đô Ngự sử, sau đó được tiến phong Đô Ngự sử, chuyên lo can gián nhà vua và hặc tội bá quan văn võ.

🔹 Năm Mậu Tuất, 1718, tháng giêng mùa xuân mở khoa thi chọn Cử nhân, Đô Ngự sử Trương Công Giai được cử làm Tri cống cử nhập kỳ thi diên bồi tụng, Thượng trung thư giám cẩm Sơn Nam, tức là người chấm thi duyệt quyển thi Hương cho các thí sinh cống cử vùng Sơn Nam. Sau đó, Ông được giữ chức Thượng trụ quốc Thượng trật tướng công.

🔹 Tháng 6 năm Canh Tý 1720, Trương Công Giai được tấn phong chức Thượng thư bộ Hình, chức quan đứng đầu cơ quan bảo vệ và điều hành pháp luật cho hai đời vua Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông.

Trương thế gia ký có đoạn viết về Ông Trương Công Giai: “Trẻ tuổi đã đỗ cao, giữ các chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Bồi tụng Hình bộ Thượng thư, Phụng quản Tiệp cơ, Nhập thị Kinh diên, quyền Lễ bộ sự, Trị nội điện thị văn chức, Thự trung thư kiêm Quốc tử giám tế tửu, Tước Lỵ Quận công, Thượng trụ quốc, Thượng trật tướng công… Tên tự là Đoan Lượng, khi mất được vua ban tên thụy là Hiên Hoát tiên sinh và được truy phong hàm Thiếu bảo.

🔹 Như vậy, Thượng Thư Tiến Sỹ Trương Công Giai có 43 năm trong quan trường và có tới một nửa thời gian đó, ông giữ các trọng trách của triều đình. Ông đã nhận thức được vị trí quan trọng của người làm quan trong xã hội. Đồng thời đã nêu cao quan điểm cùng cách hành xử của mình về người làm quan đối với triều đình, với xã hội và dân chúng. Chính vì vậy mà người đương thời đã tôn vinh Trương Công Giai là người tài đức vẹn toàn, tấm gương rực sáng tiêu biểu cho con cháu đời đời thế thế noi theo. Còn các nhà nghiên cứu thời nay đều khẳng định, Trương Công Giai là một vị quan thanh liêm, cương trực, suốt đời vì nước vì dân.

🔹 Bốn chữ đại tự do chính tay Ông viết lên bức hoành phi treo trước cửa công đường nơi ông thực thi công việc rất nổi tiếng cho muôn đời. Đó là 4 chữ “Quan Tiết Bất Đáo”, có nghĩa: quan thanh liêm và khí tiết không nhận của gian phi. Trọn đời phục vụ triều chính, Trương Công Giai luôn đề cao phẩm chất đạo đức của một vị quan thanh liêm và gương mẫu thực hiện luận điểm Quan tiết bất đáo mong góp phần ngăn chặn tham nhũng có cơ sở trở thành quốc nạn. Đó là lời răn dạy cho tất cả những người làm quan.

🔹 Theo sử cũ, ông mất ngày 8 tháng 2 năm Mậu Thân 1728, thọ 63 tuổi. Vua chúa, quan dân đều thương tiếc, thi hài Trương Công Giai được ướp quàn tại viện Thiên Thanh, Sau 100 ngày ông mất thì được đưa về quê cho dân làng và gia tộc kính viếng. Bảy ngày sau mới đưa lên an táng tại lưng núi A Hồ (Thiên Hồ - Trà Xuyên - Thanh Liêm), tức dãy núi Chanh Chè thuộc xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam hiện nay. Vua đặt tên thụy cho Ông Trương Công Giai là Hiên Hoát tiên sinh.

🔹 Khi ông mất Vua Lê và Chúa Trịnh vô cùng thương tiếc đều có câu đối truy tặng

Câu đối của Vua Lê Dụ Tông:

Phiên âm:

* Trung thần hiếu tử thông minh, cầu thi sinh, đắc sinh, trường sinh khả ái

* Tiến sĩ Thượng thư tài trí, bất nghi tử, nhi tử, kỳ tử giã thương.

Dịch nghĩa:

- Trung thần hiếu tử thông minh, thuở cầu sinh đã sinh, mong trường sinh mến mãi,

- Tiến sĩ Thượng thư tài trí, chưa nên tử đã tử, nay bất tử thương ôi!

Câu đối của Chúa Trịnh Cương

Phiên âm:

* Kỷ niên sơn hải phụng trì an đắc vị trung thần hiếu tử,

* Nhất đán tang thương để Ôngc nan tầm suy phục hoãn y quan.

Dịch nghĩa:

* Bao năm thờ phụng núi sông, được yên tĩnh trung thần hiếu tử,

* Một sớm tang thương buồn não, khó bình tâm thay áo đổi y.

Hai đôi câu đối tương truyền là của Ông Trương Luận Xuyên:

Câu đối thứ nhất

Phiên âm:

* Nhĩ ngoại sắt cầm nhân thế lạc,

* Tam đông cam chỉ phụng từ nhân.

Dịch nghĩa:

* Ba đông ngọt phụng thương cha ốm,

* Bao ngón đàn ngân kệ đấng vui.

Câu đối thứ hai

Phiên âm:

* Nhị nguyệt phong sương ta Trà Lĩnh

* Hoài trung khâm trả mẫu thân đơn

Dịch nghĩa:

* Rét mùa sương gió ôi Trà Lĩnh

* Lạnh trong chăn gối mẹ đang buồn.

🔹 Nhân dân Trà Châu quê hương đã tôn vinh ông là Thành hoàng và lập đình thờ phụng từ khi Ông qua đời cho đến nay. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 2 âm lịch nhân dân địa phương cùng với con cháu dòng họ Trương các nơi đều về xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nơi đặt phần mộ và nhà lưu niệm Danh nhân Trương Công Giai, để tổ chức Lễ dâng hương, tưởng niệm nhân vật lịch sử văn hóa Trương Công Giai của quê hương Hà Nam nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.

Ngày nay, để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ những đóng góp to lớn, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những danh nhân có công lớn đối với đất nước, với dân tộc, tên của ông đã được Đảng và Nhà nước ta đặt cho đường phố thuộc phường Dịch Vọng, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội và đường phố tại thành phố Phủ Lý, quê hương Hà Nam.

🔹Ngày 19/5/2021, UBND Quận Cầu Giấy đã ra quyết định số 689 thành lập Trường THCS Trương Công Giai. Ngôi trường mới được vinh dự mang tên của danh nhân đất Việt – một trong những Tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, một vị quan suốt đời liêm khiết, yêu nước, thương dân; một trong những Hiệu trưởng của trường Quốc tử giám, có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Đó cũng chính là niềm tự hào, tạo động lực đề nhà trường quyết tâm xây dựng một trường học hạnh phúc, nơi kiến tạo hành trang tương lai của các thế hệ học trò.


Nguồn:Enspire Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH HỌC SINH ĐĂNG KÍ VÀ TRA CỨU KẾT QUẢ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN QUA HỆ THỐNG TUYỂN SINH ĐẦU CẤP HÀ NỘI

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI – TỰ HÀO NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN DANH NHÂN ĐẤT VIỆT

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI - TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022

Học tiếng Anh mỗi ngày: Những đặc điểm khác nhau của không gian

4 “bí kíp” hiệu quả để luyện IELTS và săn học bổng

FACEBOOK
HANOI STUDY
VIETTEL STUDY
Tin tức - Thông báo

THÔNG BÁO: CHƯƠNG TRÌNH CHÀO KHÓA 2 - GẶP MẶT HỌC SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2022-2023

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI - GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI NGỮ THỨ 2: TIẾNG NHẬT, TIẾNG HÀN

HOẠT ĐỘNG TRI ÂN, KỈ NIỆM NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7

CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023

THÔNG BÁO: BUỔI GẶP MẶT PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023

THÔNG BÁO VỀ VIỆC THU HỒ SƠ TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI - SẴN SÀNG CHÀO ĐÓN CÁC EM HỌC SINH KHÓA 2

THÔNG BÁO: VỀ VIỆC THỬ NGHIỆM ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN VÀO LỚP 6

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI; TUẦN LỄ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

THÔNG BÁO VỀ DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6,7 NĂM HỌC 2022-2023

Video Clip

© 2018 Copyright Trường Trung Học Cơ Sở Trương Công Giai.

Thiết kế & Phát triển bởi EduPortal

Back to top